image

GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Giấy phép môi trường văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

(Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

1. Tại sao phải thực hiện Giấy phép môi trường?

Giấy phép môi trường là Hồ sơ môi trường bắt buộc đối với tất cả các cơ sở, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công trình xử lý chất thải (nước thải, không khí, chất thải rắn, chất thải y tế và CTNH,…) bởi vì:

  • Giấy phép môi trường là căn cứ cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động bảo vệ môi trường.
  • Giấy phép môi trường thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ doanh nghiệp…
  • Giấy phép môi trường là biện pháp hữu hiệu để kiểm soát ô nhiễm môi trường từ hoạt động của nhà máy, cở sản xuất, dịch vụ,…
  • Giấy phép môi trường góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo vấn đề bảo vệ môi trường.
  • Giấy phép môi trường là loại giấy phép được đại diện, căn cứ đầy đủ cho doanh nghiệp….

2. Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 04/12/2020 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, quy định về các trường hợp phải có Giấy phép môi trường.
  • Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/01/2022 – Quy định chi tiết 1 số điều luật của Luật bảo vệ Môi trường.
  • Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 10/01/2022 – Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường
  • Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 của Quốc hội ban hành ngày 13/06/2019, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2020.

3. Đối tượng phải có Giấy phép môi trường

Tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm:

- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

(Trường hợp các dự án đầu tư nêu trên thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường)

- Dự án đần tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý;

4. Thời hạn của Giấy phép môi trường

Khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về thời hạn của giấy phép môi trường

Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định tại khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

- 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;

- 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;

- 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020;

Lưu ý: Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).

5. Hồ sơ cần thiết

- Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất

- Quyết định phê duyệt/ điều chỉnh quy hoạch

- Chủ trương đầu tư

- Quyết định và báo cáo phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường

- Giấy phép xây dựng

- Bản vẽ hoàn công Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải

- Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có)

- Các hồ sơ môi trường hiện có: Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, hợp đồng thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, chất thải nguy hại

- ...

Trong một số trường hợp cụ thể, hồ sơ có thể tăng hoặc giảm một số loại.

6. Xử phạt vi phạm

Theo Khoản 4 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về tước quyền sử dụng giấy phép môi trường:

  • Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường khi chủ dự án đầu tư, cơ sở thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến mức phải tước quyền sử dụng giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Theo Khoản 5 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các trường hợp bị thu hồi giấy phép môi trường:

  • Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền.
  • Giấy phép có nội dung trái quy định của pháp luật.

Giấy phép môi trường thường có nội dung rất chi tiết và đặc thù về các công trình xử lý nước thải cũng như trình tự thực hiện và các giấy tờ cần thiết khá nhiều. Nếu chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp không am hiểu rõ các quy định pháp lý về môi trường thì khó mà nắm bắt được để thực hiện cho đúng và đầy đủ. 

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ hoặc có nhu cầu hợp tác, mời quý công ty liên hệ với chuyên viên tư vấn của chúng tôi qua Email: anhthuytech.vn@gmail.com hoặc điện thoại (0287) 3000 581 - (0287) 3000 587.

anhthuytech.vn

© Copyright 2016